image banner
Giới thiệu chung
Lượt xem: 89

Lịch sử

Nằm ở vùng trung huyện của huyện Thanh Sơn, cách trung tâm huyện 15km theo Quốc lộ 70B (QL24 cũ), xã Cự Đồng vốn là vùng đất cổ được khai phá từ lâu đời. Do vậy, từ trước đến nay, những sinh hoạt văn hóa, tinh thần và vật chất của người dân ở đây vẫn còn mang những dấu ấn đặc sắc của nền văn hóa Mường.

Năm Quang Thuận thứ 10 (1469) tiến hành định lại bản đồ toàn quốc, vùng đất này đổi gọi là huyện Thanh Nguyên, đến đầu thời Mạc Phúc Nguyên do kiêng húy chữ “Nguyên” nên đổi thành huyện Thanh Xuyên.

Năm Minh Mệnh thứ 14 (1833), huyện Thanh Xuyên tách thành huyện Thanh Sơn và huyện Thanh Thủy. Khi đó, Cự Đồng là 1 trong 6 xã thuộc tổng Cự Thắng, huyện Thanh Thủy[1].

Đầu thế kỷ XX, Cự Đồng là một thuộc tổng Cự Thắng, châu Thanh Sơn, gồm các xóm: xóm Hãn, xóm Chón, xóm Đồng Sen, xóm Đồng Nghìa, xóm Đồng Cại, xóm Xấu và xóm Trại[2].

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, cấp tổng được xóa bỏ, thay tên gọi làng bằng thôn. Thực hiện chủ trương của cấp trên về thành lập liên xã để tập trung vào chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tháng 02/1947, xã Cự Đồng và xã Thắng Sơn được sáp nhập thành xã Hoàng Diệu.

Tháng 5/1954, xã Hoàng Diệu lại tách ra thành 2 xã là Hoàng Diệu và Đồng Thắng.

Ngày 16/11/1964, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 292-QĐ/BNV chuẩn y đổi tên các xã, trong đó xã Đồng Thắng được đổi tên thành xã Cự Đồng.

Năm 1968, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội quyết định sáp nhập tỉnh Phú Thọ với tỉnh Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú. Thời gian này, xã Cự Đồng thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phú.

Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX ngày 26/11/1996 đã thông qua Nghị quyết về việc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Phú Thọ chính thức được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997. Xã Cự Đồng thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Hiện nay, xã Cự Đồng có 08 xóm, gồm: Minh Khai, Quyết Tiến, Kim Thịnh, Liên Đồng, Đồng Cại, Đồng Nghìa, Đồn, Chón.

Địa lý

Phía đông giáp huyện Thanh Thủy và Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình, phía đông nam). Phía tây giáp các huyện Yên Lập (tây bắc) và Tân Sơn. Phía bắc giáp các huyện Tam NôngYên Lập (tây bắc). Phía nam giáp các huyện và thành phố của

Xã Cự Đồng ở vị trí 21006 vĩ độ Bắc, 1050 kinh tuyến Đông. Cự Đồng có đường ranh giới tiếp giáp với nhiều xã: Phía Đông giáp xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thủy; phía Đông Nam giáp xã Thắng Sơn; phía Tây giáp với 2 xã Tân Minh và Văn Miếu (qua dãy núi Lưỡi Hái); phía Bắc giáp xã Tất Thắng và Cự Thắng; phía Tây Nam giáp xã Hương Cần. Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên là 1.651,95ha.

Cự Đồng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ không khí bình quân là 230C/tháng, lượng mưa trung bình là 216,4 mm/tháng. Mùa khô lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ bình quân là 180C, lượng mưa bình quân 29 mm/tháng. Lượng mưa trung bình năm là 1.826mm và nhiệt độ bìmh quân là 220C. Điều kiện khí hậu như vậy thuận lợi cho các loại cây cối phát triển quanh năm.

Đất đai của Cự Đồng phần lớn là đồi núi, gò thấp với 1651,95ha. Trong đó đất canh tác nông nghiệp có 598,66ha, Đồi núi ở đây cao dần về phía Tây với đỉnh núi Lưỡi Hái có độ cao 1.051m và thấp dần về phía Đông, trông như một mái nhà dốc. Ngoài những đồi, núi đất, Cự Đồng còn có 2 núi đá vôi là núi đá Chón ở xóm Chón và núi đá Hương ở xóm Minh Khai, có diện tích là 17,36ha. Xen kẽ giữa các đồi, gò, núi và núi đá là các lũng nhỏ thấp dần về phía Đông. Thành phần chủ yếu của đất đai ở đây là đất fe-ra-lít trên phiến thạch sét. Do độ dốc lớn nên dinh dưỡng của đất bị giảm dần màu và do nước mưa rửa trôi, có nơi trơ thành đồi trọc

Hành chính

Xã Cự Đồng có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm:

  • 8 Khu dân cư:
    •  Minh Khai
    •  Quyết Tiến
    •  Kim Thịnh
    •  Liên Đồng
    •  Đồng Cại
    •  Đồng Nghìa
    •  Đồn
    •  Chón

T

Đặc sản ẩm thực

Cự Đồng nổi tiếng với đặc sản thịt chua, rêu đá và cơm lam. ...

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
Sơ kết 06 tháng đầu năm 2023 của VKSND tỉnh Phú Thọ
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1